Đóng thùng xe tải, xe chữa cháy, xe chở gia cầm, xe cứu hỏa, xe tải đông lạnh.
  • Hotline : 0916.096.024
  • Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Minh Khuê
Thứ hai, 20.01.2020 02:01

 Thời gian qua, tình hình cháy nổ diễn biến phức tạp, thường xuyên xảy ra các vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, tập trung ở những cơ sở sản xuất, kinh doanh nằm trong khu dân cư hoặc nhà ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ. Do vậy, để bảo đảm an toàn trong sản xuất kinh doanh, việc phòng ngừa cháy, nổ luôn phải được đặt lên hàng đầu nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản cho chính doanh nghiệp và công nhân lao động.

Để bảo đảm an toàn phòng cháy, các kho, xưởng sản xuất cần thực hiện nghiêm túc một số nội dung sau:
 
1. Niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ.
 
2. Thực hiện các biện pháp, giải pháp kỹ thuật để khống chế và kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt.
 
3. Sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu nhất là các chất đặc biệt nguy hiểm về cháy, nổ như xăng dầu, khí cháy đủ cho từng ca sản xuất và thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC.
 
4. Hàng hoá trong kho phải được sắp xếp theo đúng quy định an toàn PCCC.
 
5. Lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptomat) cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, phân xưởng và các thiết bị điện có công suất lớn, tách riêng biệt các nguồn điện: chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt.
 
6. Lắp đặt hệ thống chống sét, chống rò điện phù hợp với từng loại công trình; có giải pháp chống tĩnh điện đối với những dây chuyền sản xuất, thiết bị phát sinh tĩnh điện.
 
7. Không lập bàn thờ để thờ cúng, đun nấu trong khu vực sản xuất, văn phòng làm việc.
 
8. Không sử dụng vật liệu là chất cháy để làm mái, trần nhà, vách ngăn.
 
9.  Xây tường ngăn cháy giữa các bộ phận sản xuất có diện tích lớn theo quy định. Cửa đi qua tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa theo quy định. 
 
10. Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình, cho từng khu vực; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.
 
11. Có hệ thống thông gió, chống tụ khói, không để hàng hoá cản trở lối thoát nạn.
 
12. Thành lập đội PCCC cơ sở; mỗi bộ phận, phân xưởng có tổ hoặc có người tham gia đội PCCC; mỗi ca làm việc bố trí lực lượng thường trực chữa cháy. Lực lượng PCCC cơ sở phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu nạn, cứu hộ.
 
13. Trang bị phương tiện chữa cháy, cứu người phù hợp với quy mô, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở. 
 
14. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người trong tình huống phức tạp nhất.
 
15. Trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy cần thiết như hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy họng nước vách tường, bình chữa cháy để có thể xử lý kịp thời khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
 
16. Khi xảy ra cháy, tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất (báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số 114 hoặc Công an nơi gần nhất) đồng thời tìm mọi cách để dập cháy và tổ chức thoát nạn, cứu người theo phương án. Chú ý, chữa cháy là nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PCCC và các ban ngành liên quan, hoàn toàn miễn phí.

Các tin cũ hơn:
» Xe chữ cháy cabin kép
» Đang tiến hành xử lý tài xế ôtô cản đường xe cứu hỏa suốt 4km
» Gần một phần ba xe chữa cháy của Hà Nội đã hỏng
» Xe chữa cháy rừng đa năng

 
TOP

Khách hàng

300+

Kho mẫu

120+

Nhân sự

160+

Kinh Nghiệm

8+